Trong tất cả các dòng họ nhà mụn, có lẽ loại gây khó chịu và phổ biến nhất chính là mụn ẩn dưới da. Không sưng đau như mụn mủ, không mất thẩm mỹ như mụn đầu đen, nhưng mụn ẩn lại là loại mụn cứng đầu và khó trị dứt điểm nhất. Vậy có cách nào để tiêu diệt và phòng tránh chúng xuất hiện không? Hãy cùng Shynh tìm hiểu qua những cách phòng tránh mụn ẩn dưới da nhé!
Nội dung bài biết
1. Mụn ẩn là gì?
Mụn ẩn là loại mụn không viêm, có nhân nằm sâu dưới nang lông. Chúng thường có kích thước nhỏ, mọc theo từng cụm tuy không gây đau đớn nhưng mụn ẩn dưới da khiến bề mặt da sần sùi mất thẩm mỹ và không mịn màng.
Nếu không biết cách điều trị đúng, mụn ẩn có thể sẽ biến mụn trứng cá sưng đỏ, mụn viêm vô cùng khó điều trị.
2. Nguyên nhân gây ra mụn ẩn dưới da
2.1 Vệ sinh làn da sơ sài
Làm sạch da là bước cơ bản nhất trong phác đồ chăm sóc da. Nếu không kết hợp tẩy trang cùng việc rửa mặt đúng cách, bạn sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn xâm nhập vào sâu bên trong gây viêm nhiễm và tạo thêm nhân mụn.
Khá nhiều người mắc phải sai lầm trong cách rửa mặt, điển hình như việc dùng tay chà sát da quá mạnh vì nghĩ rằng điều này sẽ loại bỏ chất bẩn hiệu quả. Thế nhưng, hành động này vô tình lại khiến da bạn trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn bao giờ hết.
Bên cạnh đó, không khí ô nhiễm không chỉ có cát bụi mà còn có cả khói xăng dầu, các tạp chất gây hại cùng lớp kem chống nắng và lớp trang điểm hằng ngày có thể tích tụ sâu trong nang lông và gây tắc lỗ chân lông. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mụn ẩn ngày càng phát triển và lan sang các khu vực khác trên da.
2.2 Lạm dụng mỹ phẩm cũng dẫn đến mụn ẩn dưới da
Trong nhiều trường hợp, bạn đã chăm sóc da rất kỹ nhưng vẫn bị mụn ẩn. Lý do có thể bắt nguồn từ việc bạn đã sử dụng mỹ phẩm sai cách.
Lạm dụng mỹ phẩm, trang điểm thường xuyên khiến da bí bách. Ngoài ra, việc sử dụng các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng có thể khiến tình trạng da trở nên tồi tệ và khó điều trị mụn ẩn ở dưới da dứt điểm hơn.
Bên cạnh đó, việc không làm sạch những dụng cụ trang điểm như cọ, bông mút, bông phấn… cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ tấn công gây mụn ẩn ở dưới da.
Trong trường hợp nếu chuyển sang dùng một loại mỹ phẩm mới và phát hiện mụn ẩn bắt đầu xuất hiện, việc đầu tiên cần làm là bạn hãy xem lại mình đã thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da hay chưa? Nếu đảm bảo quy trình dưỡng da đúng cách nhưng tình trạng mụn vẫn không mấy cải thiện thì tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng loại mỹ phẩm đó, bởi chúng có thể chứa một số thành phần không phù hợp với làn da bạn.
2.3 Thói quen sinh hoạt không lành mạnh – nguyên nhân gây mụn ẩn
Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, cay nóng và thói quen sinh hoạt không điều độ như thức khuya, thiếu ngủ, thường xuyên căng thẳng… cũng có thể hình thành nên mụn ẩn dưới da.
Đặc biệt, thói quen chạm tay lên mặt sẽ khiến tình trạng mụn cứ mãi tiếp diễn, thậm chí làm cho mụn ẩn ngày càng nặng hơn. Bàn tay của chúng ta luôn tiếp xúc rất nhiều thứ và đó cũng là nơi tập trung nhiều vi khuẩn. Việc đưa tay lên mặt sẽ khiến cho vi khuẩn cùng bụi bẩn xâm nhập vào da một cách nhanh chóng.
Do đó, hãy luôn giữ đôi tay sạch sẽ khi bắt đầu chu trình dưỡng da và làm sạch da, cũng như loại bỏ ngay thói quen thường xuyên chạm tay lên mặt này để bảo vệ da.
2.4 Mất cân bằng nội tiết tố
Bên cạnh những tác nhân bên ngoài, thì nội tiết tố bên trong cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mụn ẩn dưới da.
Theo đó, ở tuổi dậy thì hoặc trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố sẽ kích thích các tuyến bã nhờn sản sinh ra lượng dầu lớn, kết hợp cùng với lớp da chết và bụi bẩn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Đây cũng là lý do vì sao mụn ẩn thường nổi lên trong chu kỳ kinh nguyệt.
Một số người gan bị yếu, không thể lọc bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể dẫn đến các chất độc bị đẩy ra ngoài qua bề mặt da làm xuất hiện mụn ẩn, mụn đầu đen hoặc các loại mụn khác.
Ngoài ra, những người cơ địa da nhờn, da nhạy cảm dễ bị kích ứng thường có nguy cơ bị mụn ẩn cao hơn, nhất là ở vùng trán và hai bên má.
3. Vị trí mụn ẩn dưới da hay mọc
Nghiên cứu cho thấy mụn ẩn thường mọc phổ biến ở các vùng da sau:
- Mụn ẩn 2 bên má:
Đây là vùng cực kỳ nhạy cảm, chịu sự tác động từ bên ngoài nên vi khuẩn rất dễ bám vào gây tổn thương. Nếu vệ sinh không kỹ sẽ khiến da tích tụ bụi bẩn, dầu nhờn và xuất hiện mụn ẩn.
- Mụn ẩn vùng trán:
Để tóc mái hay thường xuyên đội mũ bảo hiểm cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến trán dễ tích tụ dầu nhờn và bám bẩn. Chính vì vậy, trán là một trong những vị trí phổ biến dễ mọc mụn.
- Mụn ẩn ở cằm:
Việc thường xuyên động chạm tay vào vị trí cằm sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập khiến mụn có cơ hội phát triển dưới da. Tại đây, mụn sẽ không mọc đơn lẻ mà phát sinh thành từng mảng lớn và nhanh chóng lan rộng.
4. Cách điều trị mụn ẩn dưới da tại nhà, đơn giản
4.1 Làm sạch da, rửa mặt thường xuyên và đúng cách
Trong quá trình làm sạch da, sau bước tẩy trang là bước vệ sinh da mặt. Ở bước này, quan trọng nhất là bạn cần phải biết mình thuộc loại da nào để chọn sữa rửa mặt phù hợp.
Thông thường có 5 loại da cơ bản đó là da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm. Và mỗi loại da cũng có những đặc điểm và cách chăm sóc riêng biệt.
- Đối với người bình thường thì nên rửa mặt đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi ngủ.
- Nhưng nếu thuộc tuýp da nhờn/ dầu thì các khoảng thời gian khác trong ngày nên làm sạch da bằng cách rửa mặt với nước sạch, cũng không nên lạm dụng sữa rửa mặt quá nhiều để tránh gây khô da.
Việc chọn sữa rửa mặt là vô cùng quan trọng, quyết định sự “thành bại” của phương pháp này.
Các chuyên gia da liễu thường khuyên dùng những sản phẩm sữa rửa mặt dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên, vừa lành tính lại không gây bào mòn da quá mức.
4.2 Cấp ẩm, cấp nước cho da
Khi da bị khô, tức khắc nó sẽ gửi tín hiệu khiến tuyến tuyến bã nhờn của bạn tiết ra nhiều hơn mức cần thiết nhằm tạo một lớp màng để giữ ẩm cho da.
Nếu không bổ sung độ ẩm và lượng nước kịp thời da sẽ càng tiết nhiều bã nhờn và dầu thừa, từ đó gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn ẩn. Có thể nói, việc cấp ẩm cho da được xem là “chủ chốt” trong việc phòng ngừa và điều trị mụn ẩn.
Nếu da được “ngậm nước” và cấp ẩm tức thời thì sẽ giúp ngăn chặn sự xuất hiện của mụn ẩn một cách đáng kể.
Tham khảo một vài cách để cấp ẩm cho da như:
- Uống đủ nước mỗi ngày:
Mỗi ngày chỉ cần uống đủ 2 lít nước (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy theo thể trạng mỗi người) là đã giúp làn da của bạn thêm căng mịn và tràn đầy sức sống.
- Tác động nước lên khuôn mặt:
Rửa mặt mỗi ngày là thói quen rất tốt cho sức khỏe, không chỉ giúp làm sạch da mặt, loại bỏ bớt bụi bẩn, tế bào chết,… Mà đây còn là cách cấp nước cho da hiệu quả.
Đắp mặt nạ thường xuyên:
Là một trong những cách dưỡng ẩm cho da rất hiệu quả. Mỗi tuần có thể thực hiện đắp mặt nạ 2 – 3 lần để tối ưu nhất.
Sử dụng các sản phẩm cấp nước:
Kem dưỡng ẩm, xịt khoáng, nước cân bằng da,… Cũng là những sản phẩm cấp ẩm hiệu quả. Tuy nhiên, nên lựa chọn những thương hiệu uy tín và phù hợp với da mặt để an toàn và hiệu quả.
Sử dụng kem chống nắng:
Đừng bao giờ quên thoa kem chống nắng ngay cả khi bạn không ra ngoài trời. Bởi ngoài việc bảo vệ da khỏi tia UV thì đây còn là cách giữ ẩm cho làn da không nên bỏ qua,…
Ngoài những phương pháp trên, trong trường hợp da khô và thường xuyên nổi mụn ẩn thì nên dùng loại serum cấp nước công thức kép chuyên biệt để chăm sóc da một cách tốt nhất.
Với sự kết hợp của gel tinh thể và dưỡng chất cấp ẩm, cùng hương thơm từ nhựa cây huyết rồng và các thảo dược hữu cơ giúp cấp nước sâu và rộng cho da ở 3 cấp độ biểu bì.
Nếu siêng năng kiên trì cấp ẩm cho da thường xuyên thì không những điều trị được mụn ẩn mà còn cải thiện được sắc tố làn da ngày càng sáng mịn, căng bóng.
Hãy cùng theo dõi Shynh Beauty để cập nhật kiến thức làm đẹp mỗi ngày các nàng nhé!