Top 3 loại tinh dầu bạc hà làm mưa làm gió nhất 2022

Tinh dầu bạc hà vốn đã rất quen thuộc với nhiều người dùng trên thế giới. Để hiểu rõ về tinh dầu bạc hà cũng như công dụng và cách dùng tinh dầu này, hãy theo dõi những thông tin trong bài viết Top 5 loại tinh dầu bạc hà làm mưa làm gió nhất 2022, tinh dầu có tốt không? tác dụng gì dưới đây.

1. Tinh dầu bạc hà là gì? 

Tinh dầu bạc hà được chiết xuất từ cây bạc hà thiên nhiên, cây có tên khoa học là Mentha Arvensis, nằm trong họ Lamiaceae. Cây bạc hà là cây sống lâu năm và thuộc dạng cây thân thảo.

Tinh dầu được chiết xuất từ cây bạc hà bằng các phương pháp như chưng cất bằng hơi nước, sử dụng phương pháp ép lạnh hoặc CO2. Sau khi chiết xuất tinh dầu ở dạng lỏng và có màu vàng nhẹ.

Tinh dầu bạc hà có tên gọi tiếng anh là Peppermint Essential Oil.

Tinh dầu này có hương mát dịu và rất tinh khiết mang lại cảm giác sảng khoái, thư thái cho người dùng.

2. Những thành phần có trong tinh dầu bạc hà

Thành phần chính của tình dầu bạc hà: 

  • Menthol:

Là thành phần chính của tinh dầu bạc hà, thành phần này chiếm từ 50% đến 60%. Menthol được biết đến là hợp chất hữu cơ có dạng chất sáp, tinh thể và có màu trong hoặc trắng. Hợp chất này rất dễ tan chảy ở nhiệt độ cao. Menthol có khả năng gây tê, giảm đau, chống ngứa, dị ứng. Hợp chất này được ứng dụng nhiều nhất trong các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng, dầu gội đầu, dầu dưỡng tóc,…

  • Menthone

Là thành phần chiếm tỷ lệ thứ 2 sau Menthol, thành phần chiếm từ 10% đến 30% trong tinh dầu. Menthone có dạng tinh thể hoặc bột tinh thể, rất dễ bay hơi cả kể ở nhiệt độ bình thường. Hợp chất này không tan trong nước có vị hơi đắng, the mát, chính vì vậy hợp chất này có tác dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về họng.

  • Limonene

Là hợp chất hóa học, thành phần này chiếm từ 1% đến 3% trong tinh dầu bạc hà. Hợp chất hóa học này ở thể lỏng trong suốt, không màu, có hương thơm gần giống với hương chanh. Hợp chất này có nhiều trong vỏ các loại quả như cam, bưởi, chanh,… thành phần này không bị bay hơi và dễ tan trong nước, nó có tác dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới vòm họng như ho, đờm,… Ngoài ra nó còn có khả năng phòng chống và giảm sự phát triển của tế bào ung thư.

  • Methyl acetate

Chiếm từ 1.5% đến 3% trong tinh dầu. Trong thành phần hóa học này có chứa 4 hợp chất bao gồm: myrecitin, methyl gallate, quercetin và quercitrin. Thành phần này được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.

  • α-pinene

Là thành phần chiếm tỷ lệ từ 0.5% đến 2% trong tinh chất bạc hà. Hợp chất hóa học này rất dễ hấp thu đặc biệt là ở phổi, phổi có thể hấp thu tới 60% hợp chất này. Hợp chất này có nhiều trong các loại cây có lá kim đặc biệt là ở cây thông. α-pinene có khả năng chống viêm và tăng cường hỗ trợ bộ nhớ.

  • Cis-carveol

Đây là thành phần quyết định tới khả năng phòng ngừa và tiêu diệt các loại vi khuẩn nấm như mucor mucedo, aspergillus niger, fusarium solani,… và các vi khuẩn khác như staphylococcus aureus, bacillus subtilis, …

  • 1,8-cineole/Eucalyptol

Là một thành phần hóa học thường gặp nhiều ở các tinh dầu như tràm, chanh và một vài tinh dầu khác. Thành phần này có tác dụng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện một số bệnh liên quan tới đường hô hấp như ho, cảm cúm …

3. Công dụng của tinh dầu bạc hà

Với các thành phần hóa học hữu cơ có tác dụng tốt tới sức khỏe, tinh dầu bạc hà mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Cùng điểm qua một vài công dụng chính của tinh dầu này.

  • Công dụng đối với hệ thần kinh:

Trong tinh dầu bạc hà chứa các thành phần như α-pinene, b-pinene,… có khả năng kích thích tới hệ thần kinh, làm tăng khả năng tuần hoàn máu tới não. Từ đó tinh dầu này sẽ giúp người dùng giảm căng thẳng, loại bỏ stress, tăng tập trung, sự tỉnh táo. Điều này đặc biệt cần thiết với những người làm việc với cường độ lớn, cần sự tập trung cao, có nhiều áp lực trong cuộc sống. Chính nhờ những công dụng này mà tinh dầu còn giúp cho người dùng trở lại thăng bằng, giải quyết các vấn đề về cảm xúc như cáu bẩn, nóng giận, khó chịu,…

  • Tạo không gian thư giãn:

Với những tác động tới hệ thần kinh giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, kết hợp cùng hương thơm mát lạnh, dịu nhẹ.

Thêm vào đó tinh dầu có tác dụng trong thanh lọc không khí, loại bỏ khí độc, cung cấp thêm oxy.

Tất cả sẽ mang đến cho người dùng cảm giác trong lành, sảng khoái, tạo nên không gian thư thái vô cùng hữu hiệu.

  • Ngăn chặn, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới hô hấp: 

Đây là một trong những công dụng của tinh dầu bạc hà được sử dụng khá phổ biến.

Với những thành phần tốt cho đường hô hấp như 1,8-cineole, limonene, …

Tinh dầu bạc hà sẽ giúp bạn loại bỏ tình trạng ngứa họng, hen suyễn, viêm phế quản, viêm xoang, ho, ….

Tinh dầu có tác dụng tốt giúp long đờm, thông mũi, chữa cảm lạnh, cảm cúm, …

  • Hỗ trợ, kích thích hệ tiêu hóa:

Sử dụng tinh dầu bạc hà sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, loại bỏ được tình trạng như đầy hơi, ăn khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, … thậm chí có tác dụng giảm co thắt ở đại tràng và các cơ trong ruột.

Cách dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa là sử dụng khoảng 2-3 giọt tinh dầu pha cùng khoảng 60g dầu, xoa trực tiếp lên phần bụng sau mỗi bữa ăn hàng ngày.

Hoặc pha 1-2 giọt tinh dầu với nước lọc uống hàng ngày.

  • Chăm sóc cho răng miệng: 

Không còn quá xa lạ với người dùng hiện nay bởi các sản phẩm chăm sóc răng miệng đều có chứa tinh chất bạc hà như: kem đánh răng, nước súc miệng, kẹo cao su,…

Lý do mà tinh chất bạc hà được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng như vậy là do khả năng kháng khuẩn, chống viêm, ngăn chặn mùi thức ăn, mùi hôi từ khoang miệng.

Đồng thời bạc hà giúp bảo vệ răng khỏi các vi khuẩn gây hại tới men răng và lợi.

  • Công dụng trong làm đẹp: 

Đối với chăm sóc tóc và da đầu, tinh dầu sẽ giúp người dùng chống lại nấm da đầu, giúp da đầu không bị ngứa, đồng thời kích thích nang tóc phát triển giúp cho tóc khỏe và mọc nhanh.

Trong chăm sóc da thì tinh dầu giúp loại bỏ những bệnh liên quan về da như vảy nến, mốc da, ghẻ ngứa, dị ứng từ phấn hoa hoặc thời tiết tác động lên da,… Bên cạnh đó tinh dầu còn có khả năng chống lại các tia UV, giúp chống nắng hiệu quả, đồng thời làm dịu và chăm sóc da săn chắc.

4. Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà

Mặc dù tinh dầu này có rất nhiều tác dụng tốt tới cơ thể, tuy nhiên người dùng cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Tinh dầu không sử dụng cho người mang thai, trẻ nhỏ.
  • Tuyệt đối không dùng trực tiếp tinh dầu như bôi trực tiếp lên da, uống trực tiếp tinh dầu, nhỏ trực tiếp vào mũi,…
  • Các thành phần chứa trong tinh dầu này có thể gây hạn chế hấp thu sắt ở cơ thể, vì vậy không nên dùng 2 thứ này cùng 1 lúc.

5. Top 3 loại tinh dầu bạc hà làm mưa làm gió nhất 2022

5.1 Tinh dầu Haku Farm

Tinh dầu Haku Farm
Tinh dầu Haku Farm (Nguồn: Internet)

Trước hết tinh dầu bạc hà Haky farm đến từ thương hiệu lớn, được nhiều người tiêu dùng yêu thích.

Chính vì vậy Haku Farm luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất và tuyệt đối cam kết mang lại thiên nhiên và an toàn nhất với mỗi khách hàng.

Đặc biệt tinh dầu bạc hà Haku Farm hiện đang sốt thị trường và được nằm trong top những loại tinh dầu được nhiều khách hàng lựa chọn và tin dùng nhất hiện nay.

Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà Haku Farm còn rất tốt cho sức khỏe đường hô hấp của người dùng. Chỉ cần vài giọt tinh dầu là bạn đã có thể bảo vệ đường hô hấp khỏi tình trạng viêm, ho hay hen suyễn,…

Hơn thế, loại tinh dầu Haku Farm này còn sở hữu tính năng giải cảm vô cùng hữu hiệu. Vì vậy bạn có thể sử dụng tinh dầu để xông hoặc massage để cải thiện sự nhức mỏi của cơ thể.

Giá tham khảo của tinh dầu Haku Farm khoảng 265.000 VND/ lọ 30ml

5.2 Tinh dầu bạc  tự nhiên Mộc nhiên

Tinh dầu bạc hà Mộc Nhiên
Tinh dầu bạc hà Mộc Nhiên (Nguồn: Internet)

Loại tinh dầu tiếp theo Shynh Beauty muốn giới thiệu tới bạn có tên là Mộc Nhiên.

Trong đó thương hiệu Mộc Nhiên là tên tuổi lớn và đã rất quen thuộc với người dân Việt. Tinh dầu Mộc Nhiên được chiết xuất từ những thành phần lành tính và thân thiện với con người.

Trong đó 100% tinh túy từ thân và lá của cây bạc hà thiên nhiên.

Và cứ 100kg, Mộc Nhiên chỉ điều chế được 0.5Lit tinh dầu bạc hà thượng hang, vậy mới thấy sản phẩm này thật sự chất lượng như thế nào.

Người dùng có thể sử dụng sản phẩm tinh dầu Mộc Nhiên này để ổn định hệ tiêu hóa và giảm nhanh các cơn đau xương khớp.

Hơn nữa cách sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần 1 giọt tinh dầu bạc hà và thoa lên vùng bao từ và hệ tiêu hóa là đã có thể cảm nhận được tác dụng.

Giá tham khảo của tinh dầu Mộc Nhiên khoảng 145.000 VND/100ml

5.3 Tinh dầu bạc hà Lam Hà

Lam Hà
Lam Hà (Nguồn: internet)

Người tiêu dùng Việt sẽ có thêm sự chọn lựa khi mua tinh dầu ở các hiệu thuốc trên toàn quốc ngoài việc mua ở các cửa hàng mỹ phẩm.

Bởi hiện nay có không ít các loại tinh dầu bạc hà thương hiệu Việt được phân phối ộng rãi, cũng như nhận được sự yêu thích, một trong số đó phải kể tới tinh dầu bạc hà Peppermint Lam Hà.

Sản phẩm có chiết xuất chủ yếu từ cây bạc hà với 100% tinh khiết. Đồng thời cũng không chứa chất bảo quản hay chất hóa học độc hại.

Công dụng của tinh dầu bạc hà Lam Hà là dùng làm thuốc sát trùng các vết muỗi cắn, côn trùng cắn. Cũng như dùng để xoa bóp nơi sưng đau như khớp xương, thái dương khi nhức đầu hay căng thẳng mệt mỏi.

Giá bán tham khảo của tinh dầu Lam Hà khoảng 75.000 VND/10ml

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn trong việc chọn tinh dầu bạc hà. Hãy theo dõi Shynh Beauty để cập nhật kiến thức làm đẹp và sức khỏe mỗi ngày nhé!