Bị mụn ở má là vấn đề phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được lý do vì sao mình lại bị mụn ở má và phải chăm sóc như thế nào, do đó tình trạng này ngày càng tệ hơn. Hiểu được nỗi lo này, Shynh Beauty xin chia sẻ nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm dưới bài viết này. Cùng khám phá nhé!
Nội dung bài biết
Nguyên nhân bị mụn ở má
Bên cạnh các nguyên nhân như thường chạm tay vào mặt, áp điện thoại vào má khi bạn đang nói chuyện điện thoại, ma sát hoặc vi khuẩn từ chiếc gối bạn ngủ khiến mụn trên má xuất hiện thì dưới đây là những lý do phổ biến khác:
- Dị ứng mỹ phẩm: Một số thành phần có trong mỹ phẩm chăm sóc da có thể khiến da mặt kích ứng và gây mụn như Butyl Stearate, Carrageenan, Cetearyl Alcohol + Ceteareth 20, Lanolin acetyl alcohol,..
- Thay đổi nội tiết tố: Các bé trai và gái trong độ tuổi dậy thì có lượng hormone androgen tăng thất thường kích thích tuyến bã nhờn mở rộng và tạo ra nhiều dầu thừa hơn. Sự thay đổi hormone trong thời kỳ trung niên này có thể dẫn đến nổi mụn.
- Không vệ sinh da mặt đúng cách: Việc không áp dụng cách rửa mặt đúng cách và àm sạch da quá mức sẽ khiến da bị mất đi lớp dầu tự nhiên, từ đó kích thích bã nhờn tiết ra nhiều có thể làm nghẽn lỗ chân lông gây mụn. Hoặc chà xát quá mạnh tay khiến da bị tổn thương cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mụn ở má.
- Không tẩy trang khi trang điểm/dùng kem chống nắng: Phần lớn các sản phẩm trang điểm và kem chống nắng dưỡng da đều có tính năng chống thấm và bám rất chặt trên da mặt, mà bước rửa mặt thông thường không để tẩy sạch. Do đó bạn cần dùng sản phẩm tẩy trang để tẩy sạch chúng đi để tránh lỗ chân lông bị tắc nghẽn và gây nổi mụn.
- Do vấn đề sức khỏe của gan: Gan có nhiệm vụ lọc và thải các độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên khi gan suy yếu hoặc mắc các bệnh lý sẽ khiến các độc tố tích tụ vì không được xử lí đúng cách, sau đó sẽ biểu hiện ra bên ngoài như mụn ở má, mề đay,…
6 Cách trị mụn ở má dứt điểm hoàn toàn
Chúng ta nên làm gì với những nốt mụn trên má trông kém thẩm mỹ này? Hãy bắt đầu trị dứt điểm bằng 1 trong 6 cách dưới đây.
#1 Điều trị mụn ở má bằng thuốc Tây
- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hàng ngày, chẳng hạn như tetracycline có thể giúp chống lại vi khuẩn và nhiễm trùng từ trong ra ngoài.
- Thuốc tránh thai: Điều chỉnh mức độ hormone có thể giúp cải thiện tình trạng bị mụn ở má cho một số phụ nữ. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc tránh thai khi mang thai. Nếu bạn đang mang thai, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể làm gì để loại bỏ mụn.
- Isotretinoin: Là một loại thuốc trong họ retinoid có tác dụng làm giảm kích thước của các tuyến dầu để chúng tạo ra ít dầu hơn. Đồng thời cũng giúp điều chỉnh sự luân chuyển của tế bào da để các tế bào không chặn việc giải phóng vi khuẩn và dầu thừa từ lỗ chân lông của bạn. Isotretinoin chủ yếu dành cho những người bị mụn nặng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể nghiêm trọng vì vậy bạn cần nhận lời khuyên từ bác sĩ trước khi sử dụng.
#2 Xông hơi tinh dầu trị mụn ở má
Cách xông mặt trị mụn sẽ làm mềm nhân mụn và giúp bạn dễ lấy sạch chúng hơn. Bên cạnh đó, xông hơi cũng giúp loại bỏ các tắc nghẽn lỗ chân lông hiện có.
Đối với việc xông hơi với các loại tinh dầu như tràm trà có chứa các thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm có thể giúp làm dịu kích ứng, mẩn đỏ và làm giảm tình trạng bị mụn ở má của bạn. Đối với mụn viêm, và đặc biệt là những nốt mụn lớn hơn như nốt sần và mụn nang, chỉ xông hơi sẽ không có tác dụng gì, bạn cần kết hợp thêm các phương pháp trị mụn khác như bôi thuốc, lấy nhân mụn,…
Cách thực hiện:
- Làm sạch da mặt
- Hòa 5-10 giọt tinh dầu vào chậu chứa 1 lít nước nóng
- Trùm khăn qua đầu, giữ mặt cách chậu nước khoảng 30cm, giữ trong 5 phút
- Sau đó rửa mặt lại với nước mát để se khít lỗ chân lông.
Tần suất thực hiện: 2-3 lần/ tuần.
#3 Dùng kem trị mụn ở má
Tùy thuộc vào tình trạng bị mụn ở má nặng hay nhẹ mà bạn sử dụng các loại kem trị mụn hiệu quả có chứa axit salicylic, benzoyl peroxide và Adapalene. Mặc dù các thành phần này khác nhau về các hợp chất hóa học, nhưng mỗi loại đều có thể giúp bạn đạt được mục tiêu chăm sóc da sạch mụn.
- Axit salicylic tẩy tế bào chết ở lớp sừng (lớp ngoài cùng của da) và thâm nhập vào lỗ chân lông để loại bỏ bã nhờn. Điều này giúp ngăn ngừa các lỗ chân lông bị tắc nghẽn và có thể hạn chế gây nổi mụn.
- Benzoyl peroxide hữu ích cho việc điều trị mụn trứng cá không chỉ vì nó tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn, mà còn vì nó giúp ngăn ngừa và làm sạch lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
- Adapalene là retinoid OTC đầu tiên và nó có sẵn ở mức độ 0,1% và 0,3%. Retinoids điều chỉnh sự luân chuyển tế bào da để giữ cho lỗ chân lông không bị bóng dầu và viêm nhiễm.
#4 Trị mụn ở má bằng serum đặc trị
Serum có thể giúp hút dầu, làm mềm da và có khả năng điều trị da bị mụn ở má một cách hiệu quả. Vì serum được pha chế với nồng độ các thành phần hoạt tính cao hơn, mạnh hơn. Từ đó, tiếp cận các lớp sâu hơn của da giúp ngăn chặn các vi khuẩn gây mụn, hạn chế chúng hình thành trên da.
Serum trị mụn thường giàu axit salicylic hoặc glycolic, hai thành phần thường được tìm thấy trong các phương pháp điều trị tại chỗ.
#5 Nặn mụn đúng cách để trị mụn ở má
Nặn mụn đúng cách sẽ giúp lấy sạch nhân mụn ra ngoài, giúp cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, bạn cần đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để các chuyên viên lấy nhân mụn đúng cách, hạn chế tình trạng tổn thương da, để lại thâm mụn hay sót nhân mụn. Nếu trong trường hợp không thể đi đến các spa, bạn có thể nặn mụn tại nhà với các bước sau
- Bước 1: Làm sạch bàn tay.
- Bước 2: Tẩy trang + Làm sạch da với sữa rửa mặt + Xông hơi để lỗ chân lông giãn nở và nhân mụn mềm hơn.
- Bước 3: Khử trùng kim khâu bằng cồn sát khuẩn.
- Bước 4: Dùng kim chích nhẹ vào đầu mụn để tạo khoảng trống lấy nhân mụn.
- Bước 5: Đặt 2 ngón trỏ xung quanh nốt mụn và dùng lực ấn vào để đẩy nhân mụn trồi lên.
- Bước 6: Dùng bông sạch chấm vào vị trí nốt mụn vừa lấy cồi để thấm hết dịch tiết ra.
- Bước 7: Rửa mặt sạch sẽ lại với nước mát để làm sạch và se lỗ chân lông.
- Bước 8: Kết hợp đắp mặt nạ, dùng kem dưỡng ẩm da mặt để cấp ẩm và dưỡng chất giúp làm dịu và bớt sưng đỏ.
#6 Trị mụn ở má bằng mặt nạ thiên nhiên
Gợi ý cho những bạn bị mụn ở má các cách đắp mặt nạ trị mụn thiên nhiên 2 – 3 lần/ tuần để ngăn ngừa vi khuẩn, làm mờ thâm và giúp sáng da như sau:
- Nho: Resveratrol trong vỏ nho đỏ có thể diệt khuẩn chống lại vi khuẩn Cutibacterium acnes, trước đây được gọi là Propionibacterium acnes C. Đây là một loại vi khuẩn trong tuyến bã nhờn góp phần gây ra mụn trứng cá.
Cách làm: Cắt đôi trái nho, chà phần thịt lên da trong ít phút, sau đó để khô và rửa mặt lại với nước mát.
- Dưa chuột: Có công dụng làm dịu da và dưỡng ẩm, vì vậy nếu da bạn bị viêm do mụn, dưa chuột có thể mang lại lợi ích làm dịu da.
Cách làm: Ép dưa chuột lấy nước và trộn với 1 muỗng cà phê đường. Sau đó, chà lên da 1 vòng thì để yên thêm 10 phút và rửa sạch lại với nước mát.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mặt nạ tự nhiên trị mụn từ cà chua, bột nghệ nguyên chất, nha đam, bột yến mạch, mật ong,.. Các nguyên liệu này cũng góp phần hỗ trợ trị mụn rất tốt.
Những lưu ý quan trọng khi trị mụn ở má
Sau khi có được làn da trắng mịn không tì vết thì bạn cần lưu ý những điều sau đây để không bị mụn ở má nữa:
- Rửa mặt đúng cách: Bạn cần lựa chọn sữa rửa mặt trị mụn mặt phù hợp với cơ địa da. Khi rửa mặt, bạn nên vệ sinh sạch bàn tay trước để vi khuẩn từ tay không lây lan lên da mặt. Tiếp đến, bạn cần massage nhẹ nhàng trong 30 giây thay vì chà xát mạnh tay. Bên cạnh đó, bạn nên dùng nước mát rửa mặt thay vì nước nóng để tránh làm da bị khô và tổn thương.
- Dùng kem chống nắng hàng ngày: Những tác nhân gây hại từ bên ngoài như bụi bẩn, khói thuốc, ô nhiễm môi trường, nắng gió và tia cực tím có thể hủy hoại làn da khiến bạn nổi mụn, nám,.. Do đó, bạn cần thoa kem chống nắng hoặc dùng kem chống nắng dạng xịt có SPF ít nhất 30 mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là trong khung giờ từ 10h sáng đến 4h chiều.
- Không nặn mụn sai cách: Để an tâm bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín chuyên điều trị mụn để có thể lấy nhân mụn đúng cách. Việc bạn tự ý nặn mụn mà không có chuyên môn có thể khiến tình trạng mụn thêm nặng hơn gây ra sẹo, thâm,..
- Không chạm tay vào nốt mụn: Bàn tay của bạn tiếp xúc với rất nhiều đồ vật trong 1 ngày và có thể đã bị bám dính nhiều vi khuẩn. Hành động đưa tay lên các nốt mụn có thể khiến vi khuẩn trên tay lây sang da khiến mụn viêm nặng hơn.
Lời khuyên dành cho những ai bị mụn ở má là hãy tìm kiếm những cơ sở uy tín cung cấp các dòng trị mụn dược mỹ phẩm – clinic để có được hiệu quả cao và an toàn hơn cho làn da. Trường hợp bạn lăn tăn không biết đâu là thương hiệu tốt có bán các sản phẩm này thì Shynh Beauty là đề xuất dành cho bạn.